Triển lãm lần thứ nhất Thuộc_địa_của_các_Nghệ_sĩ_Darmstadt

Triển lãm lần thứ nhất vào năm 1901 với tiêu đề "một khảo chứng của nghệ thuật Đức".[8] Cuộc triển lãm là các ngôi nhà đơn lẻ của Mathildenhöhe, xưởng vẽ và các công trình tạm. Triển lãm được khai mạc vào ngày 15 tháng 5 với một lễ hội do Peter Behrens đề xuất nhằm truyền cảm hứng và đón nhận sự quan tâm vượt xa khỏi Darmstadt, nhưng cuối cùng nó đã kết thúc vào tháng 10 năm 1901 với một khoản lỗ tài chính lớn.

  • Nhà Ernst Ludwig: Được xây dựng như một xưởng sản xuất chung theo kế hoạch do Joseph Maria Olbrich đưa ra.[9] Olbrich đã từng làm việc như một kiến ​​trúc sư và là nhân vật trọng tâm trong nhóm các nghệ sĩ, Peter Behrens ban đầu chỉ tham gia với tư cách là một họa sĩ và một người vẽ tranh minh họa. Công trình này bắt đầu được xây dựng vào ngày 24 tháng 3 năm 1900. Xưởng vẽ vừa là nơi làm việc vừa là địa điểm tổ chức cuộc họp mặt các nghệ sĩ. Ở giữa là phòng họp với các bức tranh của Paul Bürck và ba phòng vẽ của nghệ sĩ mỗi bên. Có hai căn phòng ngầm dưới đất nhằm mục đích kinh doanh. Lối vào chính của nó bên cạnh hốc tường được trang trí bằng các họa tiết mạ vàng. Hai bức tượng cao 6 mét ở hai bên lối vào là tác phẩm của Ludwig Habich. Nhà của các nghệ sĩ được sắp xếp thành nhóm xung quanh xưởng vẽ. Vào cuối những năm 1980, bảo tàng Thuộc địa của các Nghệ sĩ Darmstadt đặt tại nhà Ernst Ludwig, nơi trưng bày những tư liệu lịch sử về thuộc địa của các Nghệ sĩ Darmstadt.[10]
  • Nhà của các Nghệ sĩ: Các nghệ sĩ có thể mua đất đai ở khu vực thuận lợi và xây dựng những ngôi nhà trưng bày trong các cuộc triển lãm. Chỉ có Olbrich, Christiansen, Habich và Behrens có đủ khả năng xây nhà của riêng mình nhưng vẫn có tám ngôi nhà đầy đủ tiện nghi trong cuộc triển lãm đầu tiên. Các ngôi nhà chính là những nỗ lực kết hợp kiến ​​trúc, thiết kế nội thất, thủ công mỹ nghệ và hội họa.
  • Nhà của Wilhelm Deiters: Wilhelm Deiters là người quản lý Mathildenhöhe. Ngôi nhà của ông được thiết kế bởi Joseph Maria Olbrich, người cũng chịu trách nhiệm về phần nội thất tầng trệt.[11] Đây là ngôi nhà nhỏ nhất trong số các ngôi nhà và hình thức đặc biệt của nó là do vị trí mà nó được xây dựng nằm ở nút giao của hai con phố. Nó sống sót sau chiến tranh mà không bị tổn hại đáng kể nào và được khôi phục lại hình dáng ban đầu vào năm 1991–1992 sau một số nỗ lực để cải tạo và thiết kế lại.[12] Đây từng là trụ sở của Viện Ngôn ngữ Ba Lan tại Đức từ năm 1996 đến năm 2016.[13]
  • Nhà Glückert lớn: Joseph Maria Olbrich thiết kế ngôi nhà này cho Julius Glückert.[14] Đây là công trình lớn nhất trong triển lãm. Julius Glückert là nhà sản xuất đồ nội thất và là người quảng bá quan trọng cho thuộc địa. Ông dự tính bán ngôi nhà này ngay sau khi nó hoàn thành nhưng thay đổi quyết định không lâu trước khi hoàn thành là để sử dụng nó cho một cuộc triển lãm lâu dài các tác phẩm nghệ thuật ra đời trong xưởng vẽ. Ngôi nhà đã bị phá hủy một phần trong Thế chiến II, sau đó được xây dựng lại và được trùng tu vào những năm 1980. Ngày nay nó được sử dụng bởi Học viện Ngôn ngữ và Thơ ca Đức.[15]
  • Nhà Glückert nhỏ: Ngôi nhà này cũng được thiết kế bởi Joseph Maria Olbrich. Các tác phẩm điêu khắc ở mặt tiền là tác phẩm của Rudolf Bosselt. Patriz Huber chịu trách nhiệm thiết kế nội thất. Bosselt đã bắt đầu xây dựng ngôi nhà, nhưng không đủ khả năng trang trải chi phí xây dựng. Glückert do đó đã tiếp quản ngôi nhà và thanh toán chi phí xây dựng. Hình dáng hiện tại của nó gần đúng với ban đầu.
  • Nhà của Peter Behrens: Peter Behrens là một kiến ​​trúc sư tự học.[16] Ông là người tự thiết kế và trang trí nội thất cho ngôi nhà. Chính điều này đã tạo ra sự nhất quán cho ngôi nhà này. Tuy nhiên, nó cũng là ngôi nhà đắt nhất trong triển lãm với tổng chi phí lên đến 200.000 Mác Đức lúc bấy giờ. Behrens cũng không ở trong ngôi nhà đó, thay vào đó ông bán nó ngay sau khi triển lãm kết thúc. Tòa nhà bị hư hại nặng nề trong Thế chiến II nhưng ít nhất phần lớn bên ngoài đã được khôi phục lại nguyên trạng. Một số đồ đạc và vật dụng dường như đã được di dời khỏi ngôi nhà trước đó và do đó chúng vẫn tồn tại.
  • Nhà của Joseph Maria Olbrich: Nhà riêng của Olbrich tương đối rẻ với 75.000 Mác. Tòa nhà có mái hồi màu đỏ xuống đến tầng trệt ở phía bắc. Chính Olbrich cũng đã thiết kế toàn bộ nội thất. Ngôi nhà bị hư hại nặng nề trong Thế chiến II.[17] Nó được xây dựng lại vào năm 1950–1951, mặc dù mọi thứ phía trên tầng trệt đã hoàn toàn thay đổi. Chỉ có gạch lát trắng và xanh trên mặt tiền gợi nhớ lại công trình ban đầu. Nó được sử dụng bởi Viện Ngôn ngữ Ba Lan tại Đức từ năm 1980 đến 1996.
  • Nhà của Ludwig Habich: Joseph Maria Olbrich là kiến ​​trúc sư của ngôi nhà Ludwig Habich,[18] là xưởng vẽ và nơi ở của nhà điêu khắc Ludwig Habich. Patriz Huber chịu trách nhiệm thiết kế nội thất. Tòa nhà đáng chú ý với mái bằng và hình khối vững chắc. Sau khi bị hư hại nghiêm trọng trong chiến tranh, nó đã được xây dựng lại vào năm 1951 với những thay đổi nhất định về các chi tiết nhưng phù hợp với kế hoạch ban đầu.
  • Nhà của Hans Christiansen: Ngôi nhà Christiansen do Olbrich thiết kế theo mong muốn của họa sĩ Hans Christiansen. Mặt tiền bị chi phối bởi các mảng màu lớn, nhưng trang trí đôi khi cũng mang tính tượng hình. Nó được vẽ bởi Christiansen và cung cấp nhiều tài liệu để thảo luận. Christiansen và gia đình sống trong ngôi nhà này khá lâu, mặc dù những năm sau đó, ông đã không còn làm việc ở Darmstadt. Tòa nhà đã bị phá hủy hoàn toàn trong Thế chiến II và không được xây dựng lại. Một khoảng trống được để lại nơi nó đã đứng sừng sững, điều này cũng làm mất đi sự đối xứng ban đầu của khu vực.
  • Nhà của Georg Keller: Ngôi nhà được xây dựng cho Georg Keller theo thiết kế do Joseph Maria Olbrich vạch ra. Sau khi bị phá hủy trong chiến tranh, nó đã được xây dựng lại hoàn toàn khác.
  • Nhà Ernst Ludwig
  • Nhà của Wilhelm Deiters
  • Nhà của Wilhelm Deiters
  • Nhà Glückert lớn
  • Nhà của Peter Behrens
  • Nhà của Joseph Maria Olbrich

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuộc_địa_của_các_Nghệ_sĩ_Darmstadt http://goblu-architekten.de/projekte/versammlungss... http://www.mathildenhoehe-darmstadt.de //doi.org/10.1007%2F978-3-319-50523-7_9 http://whc.unesco.org/en/list/1614 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://cubenuovo.com/2017/07/27/der-autodidakt-ba... https://www.aka55plus.de/index.php/berichte/berich... https://www.darmstadt-stadtlexikon.de/g/glueckert-... https://www.darmstadt-stadtlexikon.de/h/habich-lud... https://www.darmstadt-stadtlexikon.de/m/mathildenh...